GD&TĐ - Công văn Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non năm học 2022-2023 vừa được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh vừa ký ban hành, với các nội dung nhấn mạnh tiếp tục thực hiện chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn – thân thiện”.
Nhiệm vụ chung
Công văn hướng dẫn chỉ rõ các nội dung chính: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDMN; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDMN;
Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN trong bối cảnh mới;
Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” (LTLTT); triển khai thí điểm Chương trình GDMN mới.
|
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà trường
|
Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em;
Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT), thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ em mẫu giáo (PCGDMNTEMG) ở những nơi có điều kiện; phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi; hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.
Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đẩy mạnh công tác truyền thông về GDMN.
Các nhiệm vụ cụ thể
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Triển khai kịp thời các văn bản, chính sách về GDMN, bảo đảm các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với cơ sở GDMN;
Rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng trường, lớp mầm non, đặc biệt là tại các địa bàn đông dân cư, KCN, KCX; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở GDMN dân lập, tư thục để giảm áp lực cho trường mầm non công lập. Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho GDMN.
|
Trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục là yêu cầu quan trọng trong năm học này
|
Tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; quan tâm đầu tư cho các trường mầm non đã đạt chuẩn hiện đang xuống cấp không đảm bảo điều kiện duy trì kết quả đạt chuẩn. Thực hiện các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển GDMN.
Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tiến tới phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030. Thực hiện công tác kiểm tra, thẩm định, công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMNTENT đảm bảo quy trình, hiệu quả: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Triển khai Kế hoạch thực hiện kết luận số 51-KL/TW theo Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2020. Các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung các điều kiện đội ngũ và CSVC đảm bảo để thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng Phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, đặc biệt ở các đơn vị chưa đạt; không để xảy ra tình trạng đạt tiêu chuẩn phổ cập nhưng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất.
|
Tiếp tục nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
|
Nâng cao chất lượng hoạt động, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Sẵn sàng thích ứng linh hoạt với tình hình thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Quản lý chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em. Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN
Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Rà soát, đánh giá kết quả đạt được và tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục sửa đổi 2019.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu các cấp bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định, bố trí bảo đảm ít nhất 2 giáo viên/lớp; tăng cường và tuyển dụng kịp thời đối với GVMN còn thiếu nhằm đảm bảo tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình GDMN và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ ở trường. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với GVMN theo quy định hiện hành.
|
Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hướng đến chất lượng tốt hơn
|
Các địa phương tiếp tục tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố có các chính sách đặc thù của địa phương ưu đãi, tôn vinh, biểu dương đối với những nhà giáo tiêu biểu, có đóng góp tích cực hoặc có thành tích đột xuất trong ngành giáo dục, có chính sách thu hút giáo viên mầm non.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025. Triển khai Đề án Chiến lược hợp tác quốc tế khi Đề án được Chính phủ phê duyệt; thực hiện Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực GD-ĐT.
Tăng cường ứng dụng CNTT để từng bước chuyển đổi hồ sơ giấy, sang hồ sơ điện tử, hỗ trợ trong công tác quản lý (lập kế hoạch, theo dõi chỉ đạo, quản lý bán trú, quản lý đồ dùng, đồ chơi, quản lý đưa đón trẻ hàng ngày…) để nâng cao chất lượng quản lý điều hành hoạt động của nhà trường. Từng bước số hóa các nội dung giáo dục, triển khai các phương tiện trực tuyến để hướng dẫn, hỗ trợ CBQL, GV, cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
|
Chú trọng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở vùng khó khăn, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
|
Chủ động thông tin, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển GDMN. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về GDMN, tôn vinh các tấm gương điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp phát triển GDMN.
Đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, đảm bảo hiệu quả, phù hợp, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ trong việc hướng dẫn cha mẹ về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; tăng cường công tác tuyên truyền đối với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đặc biệt quan tâm tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường, tránh việc thừa phòng học nhưng trẻ nhà trẻ không được đến trường.
Công văn cũng yêu cầu việc tổ chức thực hiện, căn cứ yêu cầu, điều kiện và tình hình thực tiễn của địa phương, Sở GDĐT tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền, xây dựng và triển kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2022-2023 phù hợp, hiệu quả.
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-mam-non-voi-chu-de-nam-hoc-xay-dung-truong-mam-non-xanh-an-toan-than-thien-post606207.html